Cách chữa bỏng bằng kem đánh răng có hiệu quả như “lời đồn”?

Cách chữa bỏng bằng kem đánh răng được nhiều người truyền tai với những tác dụng tuyệt vời. Vậy, chữa bỏng bằng kem đánh răng có thực sự an toàn và hiệu quả không?


Có thể thấy rằng, bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là bỏng bô, bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ… Dù lý do bị bỏng là gì thì bạn cũng cần biết cách sơ cứu vết thương tránh nhiễm trùng và sẹo xấu. Và có khá nhiều cách chữa bỏng tại nhà như dùng đá viên, nha đam, mật ong, kem đánh răng… Những phương pháp chữa bỏng này có cách đã được kiểm chứng, có cách chỉ dừng lại ở truyền miệng.

Do đó, nhiều người cảm thấy băn khoăn không biết cách chữa bỏng bằng kem răng có thực sự hiệu quả không? Nên sử dụng kem đánh răng như thế nào để chữa bỏng đúng cách? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Beauty Blog.

Có nên chữa bỏng bằng kem đánh răng không?

Như chúng ta đã biết, bỏng là tình trạng bị thương khiến làn da bị đỏ, phồng rộp, thậm chí là nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Và để chữa bỏng, nhiều người sử dụng kem đánh răng để làm dịu vết thương. Bởi, không ít người tin rằng tính the mát có thể làm vết thương mau lành, không bỏng rát.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc chữa bỏng bằng kem đánh răng phải đúng cách và cẩn trọng. Với những vết thương nặng, vết bỏng lớn thì việc thoa kem đánh răng lên  làn da đang bị tổn thương có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành thương.  

Có nên chữa bỏng bằng kem đánh răng không?
Có nên chữa bỏng bằng kem đánh răng không?

Mặc dù vậy, với vết bỏng nhẹ, diện tích bỏng không lớn thì bạn vẫn có thể áp dụng cách trị bỏng bằng kem đánh răng sau khi đã sơ cứu vết thương. Ngay sau khi bị bỏng, bạn nên xối nước lạnh trực tiếp lên vết thương khoảng 15-20 phút. 

Sử dụng khăn mềm lau khô rồi thoa một lớp mỏng kem đánh răng lên vùng da bị bỏng. Bạn có thể lựa chọn các loại kem đánh răng có thành phần bạc hà để mang đến sự dịu mát cho vết thương.

Bạn cần lưu ý khi dùng kem đánh răng để trị bỏng đó là chỉ áp dụng trên diện tích nhỏ, mức độ nhẹ. Không ít người thắc mắc, cách chữa bỏng nước sôi bằng kem đánh răng có được không. Về cơ bản, dù nguyên nhân bỏng là gì thì việc chữa bỏng bằng kem đánh răng cũng sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương.

Ngoài ra, khi chữa bỏng bạn không nên tự ý thoa bất cứ bài thuốc dân gian truyền miệng nào vào vết bỏng nặng, có diện tích bỏng lớn. Việc bạn cần làm là sơ cứu vết thương, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để Bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp theo từng tình trạng.

Cách chữa bỏng bằng kem đánh răng an toàn và hiệu quả

Ngay sau khi bị bỏng, bạn cần sơ cứu vết thương đúng cách theo mức độ nặng nhẹ. Và dùng kem đánh răng trị bỏng cũng tùy thuộc vào tình trạng của vết bỏng. Trên thực tế, bị bỏng sẽ được phân theo 3 cấp độ như sau.

Bị bỏng cấp độ 1

Với những vết bỏng ở cấp độ 1, thông thường sẽ xuất hiện vết tấy đỏ, sưng nhẹ và đau rát. Đây được xem là mức độ bỏng nhẹ, có thể sử dụng kem đánh răng để chữa bỏng ngay sau khi sơ cứu vết thương. Bạn cần thực hiện các bước sơ cứu bao gồm:

Bị bỏng cấp độ 1
Cách chữa bỏng bằng kem đánh răng khi bị bỏng cấp độ 1
  • Ngâm vết bỏng vào nước hoặc xả vòi trực tiếp trong vòng 15-20 phút. Tuyệt đối không ngâm nước lạnh quá 20 phút nhằm tránh hoại tử vùng da bị bỏng.
  • Sử dụng khăn mềm hoặc khăn giấy để lau sạch vết thương.
  • Tiến hành chữa bỏng nhẹ bằng kem đánh răng, chỉ nên thoa một lớp mỏng.
  • Bạn có thể sử dụng kem đánh răng, chữa bỏng bằng nha đam hoặc thuốc mỡ kháng sinh.
  • Ở mức độ bỏng nhẹ, bạn không cần phải dùng băng gạc, vết thương sẽ nhanh khô và lành lại.

Bị bỏng cấp độ 2

Cách trị bỏng bằng kem đánh răng được khuyến cáo không nên áp dụng đối với những trường hợp vết thương ở mức độ 2 trở lên. Bạn có thể nhận biết vết bỏng ở mức độ 2 đó là diện tích bỏng rộng, bỏng sâu khiến vết thương trở nên sưng đỏ, đau, nhiều bọng nước. Quá trình điều trị bỏng mức độ 2 cũng thực hiện theo các bước:

Bị bỏng cấp độ 2
Bị bỏng cấp độ 2
  • Ngay lập tức sơ cứu vết bỏng bằng cách ngâm vào nước sạch trong vòng 15-20 phút.
  • Với vết bỏng mức độ 2 bạn không nên áp dụng phương pháp trị bỏng bằng kem đánh răng nhưng có thể sử dụng nha đam, mật ong để làm dịu vết thương.
  • Hàng ngày nên sát trùng bằng nước muối sinh lý, thay băng gạc và thoa kem trị liệu lên vết thương. 
  • Thực hiện các thao tác chăm sóc vết thương này đến khi lành lại.
  • Lưu ý mỗi lần vệ sinh vết thương, thay bằng cần làm sạch tay tránh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Ngoài những bước xử lý vết thương trên, mỗi lần thay băng bạn có thể thoa một lớp Vaseline lên băng gạc để tránh tình trạng khô dính khiến vết thương bị tổn thương. Hoặc bạn có thể mua loại băng gạc dạng xịt giúp làm lành vết thương nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. 

Để dễ dàng đưa ra phương án xử lý cho những tình huống xấu, bạn thường xuyên kiểm tra tình trạng vết thương. Nếu xuất hiện những biểu hiện sưng đỏ, đau, mưng mủ, có mùi…ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tuyệt đối không chọc bọng nước hay lột da vết thương. Điều này khiến vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu trên da.

>> Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu nhận biết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng và cách xử lý

Bị bỏng cấp độ 3

Chắc chắn cách chữa bỏng bằng kem đánh răng sẽ không được áp dụng ở cấp độ 3. Bởi, những trường hợp bị bỏng này thường gây ra nhiều tổn thương ở da, thậm chí là cháy xém.

Nếu không may bị bỏng ở mức độ này, bạn sẽ ít cảm thấy bị đau hoặc không đau do các dây thần kinh dường như đã bị tê liệt. Với những trường hợp bị bỏng nặng như vậy, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây.

Bị bỏng cấp độ 3
Bị bỏng cấp độ 3
  • Sơ cứu vết thương ban đầu như cấp độ 1, 2 đó là ngâm vết bỏng trong nước lạnh 15-20 phút.
  • Sử dụng băng gạc băng vết bỏng lại để tránh cọ xát với quần áo, vải vóc. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc mỡ hay phương pháp trị bỏng dân gian nào.
  • Đến cơ sở y tế gần nhất để các Bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Một số lưu ý khi bị bỏng

Không nên áp dụng nước đá trực tiếp lên vết bỏng mức độ 2 trở lên, vì có thể gây thêm tổn thương cho da.

Nếu vết bỏng đã kết vảy, quan trọng nhất là không nên làm vỡ chúng. Việc làm này có thể khiến da bị tổn thương hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, hãy bảo vệ vết bỏng bằng cách che phủ chúng bằng băng vết hoặc gạc sạch.

Nếu bạn bị bỏng điện hoặc bỏng hóa chất, việc đầu tiên và quan trọng nhất là nên đến bệnh viện ngay lập tức. Bỏng điện có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới cả nội tạng, và việc cần phải được chăm sóc ngay từ chuyên gia y tế.

Trong trường hợp bị bỏng hóa chất, bạn nên xử lý bằng cách rửa sạch vùng bị bỏng bằng nước mát. Hãy xối thật nhiều nước mát để loại bỏ chất hóa chất. Hãy cởi bỏ ngay bất cứ quần áo hay trang sức nào nằm trên vùng bỏng, vì chúng có thể giữ lại chất hóa chất và gây thêm tổn thương.

Tránh đặt bất kỳ chất nào lên vết thương, thậm chí là thuốc mỡ, vì chúng có thể tương tác với hóa chất và gây phản ứng nặng hơn. Sau đó, bạn có thể băng vết bỏng bằng gạc khô và vô trùng để giữ cho vùng bị tổn thương sạch sẽ và ngăn chặn sự lan rộng của tổn thương.

Lời kết

Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ dẫn của Bác sĩ, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo vết thương nhanh phục hồi và tránh để lại sẹo. Ngay sau khi vết thương khép lại, có dấu hiệu lên da non bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẹo bằng các nguyên liệu tự nhiên như chanh, nghệ, mật ong… hoặc sử dụng kem trị sẹo

Như vậy có thể thấy rằng, cách chữa bỏng bằng kem đánh răng chỉ phù hợp với vết thương nhẹ, diện tích bỏng nhỏ. Đối với vết thương sâu, rộng thì tuyệt đối không trị bỏng bằng kem đánh răng. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để Bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

>> Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcTắm trắng cam Vitamin C, bạn có chắc là không bỏ lỡ ?
Bài tiếp theoLiệu có nên nặn mụn trong thời kỳ kinh nguyệt không?
Là một blogger với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc phát triển nội dung về thời trang, làm đẹp và trải nghiệm cuộc sống. Trinh hi vọng những chia sẻ hữu ích trên website sẽ mang lại hữu ích đối với bạn đọc.